Chào bạn. Mình là Long, chủ sáng lập của KeoDanNhua.com.
Thời gian trước đây, mình có chia sẻ cho mọi người một loại keo dán bình nước nhựa cứng đựng nước uống tinh khiết bị nứt vỡ. Chi tiết về cách dùng loại keo này, bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY nhé.
Hoặc xem chi tiết hướng dẫn cách dán bình bằng keo cũ theo video bên dưới.
Phương pháp này mình dùng khá lâu và mang lại hiệu quả cũng tương đối tốt. Nhưng bên cạnh đó còn có một số nhược điểm trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn như keo dán bình nước thế hệ cũ của mình thì lâu khô, phải dùng keo + vải để dán lên bình thì hơi mất thẩm mỹ, chi phí bỏ ra khi dán 1 bình nước hơi cao...
Mới đây nhất, bên mình phát triển thêm một dòng keo dán bình nước khác, với những đặc điểm tốt hơn rất nhiều so với loại keo dán bình nước thế hệ cũ.
Keo có độ bám dính tốt, chịu được nước tốt, keo nhanh khô hơn, vết dán thẩm mỹ hơn, và đặc biệt là chi phí bỏ ra cho keo dán cùng phụ kiện đi kèm để dán lại 1 cái bình rẻ hơn.
Về cách dán keo thì cũng có những điểm tương đồng với cách dán bằng keo cũ của mình. Cũng chính nhờ những kinh nghiệm lúc trước mà đội ngũ bên mình đã phát triển thêm dòng keo dán đa năng mới để phục vụ bạn tốt hơn.
Và dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng keo để dán như thế nào, đặc tính, ứng dụng của keo ra sao, chia sẻ những kinh nghiệm của mình để bạn có thể ứng dụng keo dán đa năng này một cách tốt nhất.
CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI DÁN BÌNH NƯỚC BẰNG KEO DÁN ĐA NĂNG
Khi dùng keo dán đa năng thế hệ mới để dán bình nước, bạn cần phải chuẩn bị keo dán cùng một số phụ kiện đi kèm như sau:
Bộ dụng cụ bạn cần chuẩn bị để dán vỏ bình nước |
- Dụng cụ dùng để làm phẳng bề mặt bình nước (bề mặt cần dán nói chung) như: dao cạo, bàn chà, lưỡi bạc hay dũa chà nhám (dùng trong nghề mộc), giấy chà nhám, máy mài (dùng trong ngành cơ khí)... Hoặc bất cứ dụng cụ nào tiện dụng cho bạn làm phẳng bề mặt bình là được.
- Máy sấy tóc hoặc máy gì tương tự dùng tạo sức nóng, làm cho keo nhanh khô hơn.
- Keo dán đa năng thế hệ mới của bên mình chuyên dùng để dán bình nước.
- Một cây cọ dùng để quét keo lên bình nước, một ít xăng dùng để rửa cọ sau khi sử dụng.
- Một tấm nhựa dẻo và trong suốt dùng để dán bên ngoài bình. (Lưu ý: keo dán bình nước và tấm nhựa dẻo này mình có thể cung cấp cho bạn nếu bạn có nhu cầu).
Cách xử lý bình nước nhựa bằng silicone không đảm bảo |
HƯỚNG DẪN CÁCH DÁN BÌNH NƯỚC BẰNG KEO DÁN ĐA NĂNG
Dưới đây mình sẽ chia sẻ chi tiết cách dán cũng như những kinh nghiệm khi dùng keo dán bình nước nhựa bị nứt như thế nào để đạt hiệu quả dán cao nhất.
- Đầu tiên là bạn cần để cho bình nước hoàn toàn khô ráo trước khi dán. Mở nắp bình ra và để khô ráo hoàn toàn cả trong lẫn ngoài bình nước nhựa.
Khi phát hiện vết nứt trong quá trình chiết nước, bạn làm dấu lại chỗ nứt đó trên thành bình để sau này mình dán keo không bị thiếu sót. Bằng cách dùng một đoạn băng keo đen dán làm dấu, hay dùng tem (nhãn) ghi ngày sử dụng mà công ty bạn hay dùng trong sản xuất nước. Không nên dùng bút xóa trắng đánh dấu, vì sẽ gây mất thẩm mỹ về sau.
Đánh dấu lại vết nứt để sau này dán không bị bỏ sót |
- Tiếp theo bạn dùng lưỡi bạc hoặc máy mài để làm phẳng bề mặt cần dán.
Trong quá trình sử dụng bình nhựa 21 lít chứa nước, hầu hết 70 % bình bị nứt bể ở vị trí dưới đáy bình. Phần đáy bình thường có những hạt nhựa nhỏ để tăng độ bám cho bình. Khi bị nứt ở vị trí đó, bạn cần làm phẳng đi (làm mất đi những hạt nhựa nhấp nhô đó), để keo có thể bám tốt vào thành bình.
Với những vị trí bị nứt trên thân bình, đã có độ láng mịn sẵn nhưng có độ cong (do thiết kế của bình đã như vậy) thì bạn cứ để như vậy dán luôn.
Điều quan trọng bạn cần phải hiểu là bề mặt bình phải phẳng, giữa miếng nhựa dẻo với bề mặt bình phải kín để keo có thể phát huy hết tác dụng dán bình nứt. Còn nếu bề mặt vỏ bình với miếng dán còn khoảng hở (vì bề mặt bình gồ ghề, nhấp nhô) thì việc dán sẽ không đảm bảo như mong muốn.
Dưới mỗi vỏ bình nước lọc thì sẽ có những hạt nhựa gồ ghề, bạn cần phải làm phẳng nó đi nhé, rồi mới bắt đầu dán keo.
Điều quan trọng bạn cần phải hiểu là bề mặt bình phải phẳng, giữa miếng nhựa dẻo với bề mặt bình phải kín để keo có thể phát huy hết tác dụng dán bình nứt. Còn nếu bề mặt vỏ bình với miếng dán còn khoảng hở (vì bề mặt bình gồ ghề, nhấp nhô) thì việc dán sẽ không đảm bảo như mong muốn.
Dưới mỗi vỏ bình nước lọc thì sẽ có những hạt nhựa gồ ghề, bạn cần phải làm phẳng nó đi nhé, rồi mới bắt đầu dán keo.
Bạn làm phẳng bề mặt cần dán để keo dán tốt nhất |
- Bạn cắt một miếng nhựa dẻo phù hợp với vết dán (có thể dùng bút lông vẽ lên miếng nhựa dẻo theo đường nứt để làm dấu vết nứt, sau này bạn dán dễ hơn). Cắt miếng nhựa dẻo rộng hơn vết nứt khoảng 1,5cm trở lên để vết dán hiệu quả hơn, mục đích giữ cho vết nứt không bị nứt ra thêm và nước không bị xì ra ngoài nữa.
- Bạn dùng cọ quét một lớp keo dán mỏng lên thành bình và lên miếng nhựa dẻo vừa chuẩn bị (bạn lưu ý là quét keo mỏng thôi nhé để có độ kết dính cao nhất).
- Sau khi quét keo lên thì bạn để keo bay hơi bớt dung môi sau một thời gian khoảng 30 giây đến 1 phút (tùy bạn quét keo dày hay mỏng), miễn sao khi bạn dùng tay sờ thử lên mặt keo mà thấy có độ dính (không phải còn ở dạng keo lỏng nữa) là được rồi đó.
Hoặc nếu bạn muốn quá trình dán keo nhanh hơn thì có thể dùng máy sấy tóc sấy nhẹ cho bề mặt keo nhanh ráo keo hơn.
- Sau khi bề mặt bình nhựa và miếng dán đã xử lý xong như trên, thì mình bắt đầu dán miếng nhựa dẻo lên bề mặt vỏ bình.
Đặt miếng dán xuống, rồi bạn dùng tay chà sát miếng dán với thành bình từ trong ra ngoài. Bạn làm sao để miếng dán và thành bình ăn khớp với nhau, không còn những kẽ hở giữa keo dán với bình nước. Có như vậy thì keo mới phát huy hết tác dụng dán bình nước, nước sẽ không theo những kẻ hở đó ra ngoài.
Sau khi dùng tay chà từ trong ra ngoài rồi thì bạn dùng tiếp phần tay cầm của kéo (hoặc vật gì tương tự) để chà sát mạnh lên miếng dán lần nữa, để không còn khoảng hở nào giữa miếng dán với bình nước.
- Sau thời gian 24 giờ keo khô hoàn toàn là bạn có thể cho nước vào để sử dụng rồi.
Ghi chép thì có vẻ dài dòng như thế. Nhưng khi bạn xem video hướng dẫn của mình phần cuối bài viết này thì bạn sẽ hiểu được cách làm ngay ấy mà.
Ghi chép thì có vẻ dài dòng như thế. Nhưng khi bạn xem video hướng dẫn của mình phần cuối bài viết này thì bạn sẽ hiểu được cách làm ngay ấy mà.
Hàn bình nước nhựa bị nứt bằng keo dán đa năng mới |
CÁCH DÁN BÌNH NƯỚC BẰNG LOẠI KEO MỚI CÓ GÌ HAY?
Qua quá trình tìm hiểu và tham gia sâu vào lĩnh vực keo dán bình nước, bên mình cũng đã tìm ra được phương pháp dán vỏ bình nước mới tối ưu hơn rất nhiều so với cách dán bằng keo cũ.
- Keo dán có độ bám dính tốt hơn nhiều so với keo cũ, tăng hiệu quả khi dán bình nước, kết dính vào nhựa tốt hơn để nước không rò rỉ ra ngoài nữa, tăng vòng đời sử dụng của bình nhựa.
- Dùng keo dán đa năng kết hợp với miếng nhựa dẻo để dán bình nước, vết dán sẽ thẩm mỹ hơn rất nhiều so với cách cũ dùng vải.
- Thời gian khô của keo nhanh hơn. Thường để chắc chắn là không bị xì nước, bạn nên để khoảng 24 giờ sau khi dán cho keo phát huy hết tác dụng rồi mới mang bình nước đi sử dụng.
- Đặc biệt là khi bạn dùng loại keo mới này của bên mình, chi phí cho keo dán và nhựa dẻo rất rẻ. Với mỗi một bình nước thì bạn chỉ phải bỏ ra chi phí chưa đến 1000vnd để có thể sử dụng lại lần nữa, giúp bạn giảm bớt gánh nặng chi phí khi mua bình nước mới về dùng.
Với những hướng dẫn như trên thì mình tin chắc rằng bạn có thể làm được một cách dễ dàng. Nhưng nếu bạn có điều gì đó chưa rõ về loại keo dán bình nước nhựa mới này thì bạn có thể xem video hướng dẫn cách dùng keo dán đa năng để hàn bình PET bị nứt như bên dưới.
VIDEO HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG KEO DÁN BÌNH NƯỚC
VIDEO VỀ CÁCH SỬ DỤNG KEO DÁN
Chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi những chia sẻ này của mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn hay chia sẻ thêm, mời bạn liên hệ với mình theo những thông tin bên dưới nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN KEO DÁN BÌNH NƯỚC
Hotline 1: 0979 801 344 -0902 644 649 (Long)
Hotline 2: 0978 527 859 (Sương)
Email cá nhân: ThanhLongMarketing@gmail.com
Địa chỉ: 395/1A Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Thân chào bạn!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét