Keo hàn vỏ bình nước tinh khiết trong suốt, bám dính chắc |
KEO DÁN BÌNH NƯỚC NHỰA PET DÍNH TỐT, CHỊU NƯỚC, MÀU TRONG SUỐT
Chào bạn.
Bạn đang là chủ một cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết bình nhựa PET 20 lít (hay còn gọi là bình 5gallon). Và bạn đang phải đau đầu với tình trạng bình nước bị nứt bể nhiều trong quá trình sử dụng (do vận chuyển rơi vỡ, do khách hàng nghịch phá...).
Có phải bạn đã tìm thử rất nhiều loại keo dán nhựa khác nhau (từ loại đắt tiền đến rẻ tiền, từ keo sản xuất trong nước đến các loại keo nhập từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ...), đều không thể đáp ứng được nhu cầu.
Bởi lẽ rằng, bình nước uống tinh khiết 21 lít là một trong những trường hợp khó dán nhất, mà trước giờ ít có loại keo dán nào đáp ứng được. Tuy bình nước nhỏ vậy thôi, nhưng yêu cầu về chất lượng keo dán rất cao.
Nhưng hôm nay, mình muốn chia sẻ đến bạn một thông tin cực kỳ hữu ích rằng đã có một loại keo dán nhựa PET chuyên dụng, dùng hàn lại vỏ bình nước uống tinh khiết 20 lít đã bị nứt hoặc vỡ nhẹ. Keo sản xuất ngay tại Việt Nam, được nghiên cứu chuyên dùng để hàn lại bình nước nhựa PET đã bị nứt thủng.
Cách xử lý vỏ bình nước bị nứt vỡ hoặc thủng lỗ |
LOẠI KEO GÌ DÙNG DÁN LẠI BÌNH NHỰA PET ĐỰNG NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT 20 LÍT
Một khi bạn muốn dán lại vỏ bình nước bị nứt hoặc thủng, thì keo chuyên dùng để hàn lại vỏ bình nhựa PET này phải đáp ứng yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, để phù hợp với nhu cầu thực tế khi sử dụng bình.
+ Keo dán phải bám dính chắc vào thành bình nhựa PET. Điều này rất quan trọng, bởi trong quá trình sử dụng bình nước, từ khâu sản xuất đến khi bình nước được vận chuyển đến tay người tiêu dùng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Chính vì thế mà keo phải bám dính cực chắc vào bình nhựa PET, để keo không bị bong tróc khi sử dụng.
+ Keo dán nhựa chuyên dụng hàn vỏ bình nước bắt buộc phải có tính năng chịu nước. Điều này là chắc chắn phải có. Thế nhưng các loại keo dán trên thị trường keo dán công nghiệp được giới thiệu là đa năng hiện nay, thì ít có loại keo dán nào chịu được nước. Keo dán xong, gặp nước một thời gian là tự động phân rã ra hết và không bám dính vào bình nhựa PET được nữa.
+ Keo dán xong khi khô phải đạt được độ cứng. Điều này khá quan trọng, vì chỉ khi keo cứng thì mới chịu nổi sự ma sát khi đẩy bình nước dưới mặt sàn xe hay nền gạch. Keo cứng thì mới chịu nổi được áp lực nước lớn từ bình nước đẩy ra.
Hàn vỏ bình nước uống tinh khiết 20 lít với keo dán chuyên dụng |
+ Ngoài tính năng cứng khi khô, keo còn phải có thêm độ co giãn đàn hồi tốt. Khi sản xuất nước cũng như trong quá trình vận chuyển bình nước đến tay khách hàng, vỏ bình nước chịu áp lực rất lớn (sự rung động, giồng xốc, va đập vào thành bình, sự đè nén từ các bình nước khác khi lưu trữ trên pallet hay chồng chất cao trên xe khi vận chuyển).
+ Không chỉ vậy, một số xưởng sản xuất nước có thêm băng tải vận chuyển nước từ nơi chiết rót đến nơi lưu trữ. Bình nước di chuyển trên các con lăn của băng chuyền, nên vỏ bình nhựa chịu áp lực co giãn cực kỳ cao. Chính vì thế nên keo dán bình nước cũng cần phải có độ co giãn tốt, để thích nghi với điều kiện sử dụng bình trên thực tế.
+ Bên cạnh đó, keo hàn vỏ bình nước tinh khiết khi khô đòi hỏi cần phải có tính thẩm mỹ cao, vết dán keo phải đẹp. Đa số các loại keo trên thị trường đều có màu vàng đậm hoặc trắng đục, dán lên nhựa rất mất thẩm mỹ. Keo dán vỏ bình nhựa PET đòi hỏi cần phải là một loại keo dán nhựa trong suốt, hàn vỏ bình nước xong hầu như là không thấy vết dán keo.
+ Đặc biệt cách hàn bình nước bằng keo dán nhựa phải đơn giản và dễ sử dụng, để ai cũng có thể làm được hết mà vết dán cực kỳ chất lượng và chắc chắn.
Có thể nói là việc hàn lại vỏ bình nước uống tinh khiết bị nứt vỡ là một trong những trường hợp khó dán nhất, yêu cầu về keo dán bình nước tinh khiết rất khắt khe mà trước giờ chưa có loại keo nào đáp ứng được những điều kiện mình đã nêu ở trên.
Keo dán bình nước uống tinh khiết 20 lít chuyên dụng loại tốt |
KEO DÁN NHỰA PET CHUYÊN DỤNG - HÀN VỎ BÌNH NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT
Trước giờ, chắc hẳn là bạn đã thử hàn bình nước với nhiều loại keo dán nhựa khác nhau rồi phải không? Bạn đã tìm ra loại keo nào hàn bình đảm bảo đúng như ý muốn của bạn chưa?
Chia sẻ đến bạn rằng, đã có một loại keo với chất lượng cực kỳ cao, đáp ứng được tất cả những yêu cầu khắt khe nhất trong việc dán bình nước nhựa PET.
KEO DÁN BÌNH NƯỚC NÀY LÀ KEO GÌ?
Đây là loại keo đặc biệt, được nghiên cứu chuyên dùng cho việc hàn lại vỏ bình nước uống tinh khiết 20 lít bị nứt vỡ. Dưới đây là những tính năng mà keo dán của mình có được sau khi dán xong.
- Keo dán sau khi hàn bình trong suốt, để đảm bảo vết dán có tính thẩm mỹ cao, người dùng nước khó phát hiện được rằng đây là bình nước đã xử lý vết nứt vỡ.
Keo hàn vỏ bình nước tinh khiết trong suốt, dính chắc |
- Keo dán bám dính rất chắc chắn vào vỏ bình PET, khó bị bong tróc trong quá trình vận chuyển sử dụng bình nước.
- Keo dán đạt được độ cứng và độ dày khi khô. Keo của mình có độ đậm đặc khá cao, nên khi bôi keo lên bình nhựa sẽ ít bị chảy, giúp bạn thao tác dán thuận tiện hơn. Ngoài ra, keo đậm đặc khi khô sẽ giúp bản thân keo có độ cứng và đạt được độ dày nhất định, để keo chịu được áp lực nước lớn và chịu sự ma sát khi đẩy bình dưới mặt sàn, khi di chuyển bình nước trên xe.
- Không chỉ đạt được độ cứng và độ dày, keo còn có tính chất đàn hồi co giãn tốt theo vỏ bình nước khi sử dụng, keo không bị nứt gãy khi vỏ bình có áp lực đè nén lên thành bình hay khi các bình chồng chất lên nhau khi vận chuyển, co giãn tốt khi di chuyển trên băng chuyền.
- Keo hàn vỏ bình nước nhựa PET của mình chịu nước rất tốt, không tự bong tróc khi gặp nước, không phân rã khi ngâm trong nước, nên rất thích hợp dùng để dán bình nước uống tinh khiết.
- Keo dán bình nước tinh khiết của mình khi khô rồi thì không ảnh hưởng đến chất lượng nước bên trong. Keo dán xong khi khô rồi thì chỉ còn lại một lớp màng nhựa không màu, không mùi, không ảnh hưởng đến nước, bám dính rất tốt vào vỏ bình.
- Đặc biệt, với keo dán bình nước mới nhất của mình hiện nay rất dễ sử dụng, kỹ thuật xử lý bình nước bị nứt rất dễ, mà ai cũng có thể làm được.
Keo dán vỏ bình nước, dán được dưới đáy, chịu được ma sát |
CÁCH SỬ DỤNG KEO DÁN BÌNH NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT 21 LÍT
Trước giờ mình cho ra đời rất nhiều loại keo dán bình nước khác nhau, với nhiều cách dán khác nhau. Nếu bạn chịu khó tìm kiếm lại những bài viết chia sẻ hay những video hướng dẫn cách làm thì sẽ thấy được.
Đến thời điểm hiện tại, keo hàn vỏ bình nước mới nhất của mình cùng với phương pháp hàn bình này, là cách dán bình nước tốt nhất của mình đưa ra từ trước đến nay. Không chỉ hàn nhựa chắc chắn mà kỹ thuật dán keo cũng rất dễ dàng.
- Với bình nước bị nứt nhỏ và ngắn (dưới 5cm ):
Trong trường hợp này, bạn chỉ việc để bình nhựa khô ráo sạch sẽ, dùng giấy nhám chà nhám (nhằm tăng độ bám dính cho keo). Sau đó bôi keo lên vết nứt với độ dày vừa phải (không quá mỏng cũng không quá dày, khoảng 1mm hoặc hơn tí), để keo khô cứng hoàn toàn trong 48 giờ rồi sử dụng.
Bạn có thể bôi bên ngoài hoặc bên trong cũng được (dán keo bên trong thì chắc chắn hơn dán bên ngoài). Nhưng lưu ý với bạn là nếu bạn dán keo bên trong, khi keo khô rồi, bạn phải ngâm bình thêm 1 đến 2 ngày nữa để dung môi trong keo phân rã ra, loại bỏ hoàn toàn dung môi còn sót lại trong keo, để keo không ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Thực tế là khi keo khô rồi thì dung môi đã bay đi hết rồi (keo gồm chất dính và dung môi keo, khi keo khô rồi đồng nghĩa là dung môi đã bay hơi hết). Nhưng vì mình ứng dụng trong sản xuất nước uống, nên phải cẩn thận hơn, thêm bước ngâm nước nữa cho chắc chắn.
LƯU Ý KHI BÔI KEO: Phần chân keo, bạn nên bôi keo làm sao có độ chài xuống tương tự như chân núi, không nên để phần chân của keo tạo thành một cục (như vực thẳm núi). Bạn nên bôi keo tương tự như hình bên dưới là ổn.
LƯU Ý KHI BÔI KEO: Phần chân keo, bạn nên bôi keo làm sao có độ chài xuống tương tự như chân núi, không nên để phần chân của keo tạo thành một cục (như vực thẳm núi). Bạn nên bôi keo tương tự như hình bên dưới là ổn.
Vết dán keo chuẩn - hàn bình nước |
- Với vỏ bình nước bị nứt dài (trên 5 cm), vết nứt bị hở ra luôn hoặc bị thủng lỗ...
Trường hợp này, áp lực nước tác động lên vết nứt lớn. Nếu bạn dán bằng keo không, e rằng keo sẽ chịu không nổi và xì nước. Mặc dù keo cứng khi khô, nhưng ngay cả nhựa bình mới vẫn bị nứt, huống hồ chi là keo không.
Vậy nên, để dán được cho trường hợp vỏ bình nước bị nứt lớn, cần phải có thêm một lớp màng nhựa trợ lực thêm cho keo. Cách dán cũng khá đơn giản thôi.
Bạn bôi một lớp keo mỏng lên vết nứt (keo mỏng thôi nhé), rồi cắt một màng nhựa vừa với vết nứt phủ lên mặt keo (màng nhựa gì mình sẽ nói rõ hơn ở phần dưới). Sau đó bạn dùng tay ép màng nhựa xuống cho phẳng và khít hoàn toàn với bề mặt bình (không còn những khe hở giữa màng nhựa với bề mặt vỏ bình).
Tiếp tục bạn phủ thêm một lớp keo bên ngoài nữa, che lấp hoàn toàn màng nhựa luôn. Sau đó bạn để keo khô hoàn toàn trong 48 giờ hoặc lâu hơn rồi sử dụng. Trường hợp này keo có thể lâu khô hơn so với khi dán keo không dùng màng nhựa. Vì keo bị che lấp bên dưới lớp màng nhựa, ít tiếp xúc với không khí nên lâu khô hơn.
Dùng keo dán bình nước trong suốt, dán kết hợp màng nhựa |
DÙNG MÀNG NHỰA GÌ KẾT HỢP KEO DÁN BÌNH NƯỚC TỐT NHẤT
Màng nhựa ứng dụng dán bình nước với keo dán của mình, cần có những tiêu chuẩn như sau.
- Màng nhựa phải mỏng (mỏng như màng co bọc bình nước), để dễ uốn lượn theo vỏ bình khi dán.
- Màng nhựa phải có độ chắc và dai, để chịu được áp lực nước lớn đè nén từ bên trong hoặc tác động từ bên ngoài vào.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn, mình nên sử dụng màng PET là tốt nhất. Màng PET mỏng tương tự như màng co (có độ dày khoảng 0.2µm (micromet)), nhưng rất chắc, chống thấm nước rất tốt, chịu áp lực nước cực kỳ cao. Bên cạnh đó, màng PET thì trong suốt, nên dán rất thẩm mỹ.
Trên thực tế, màng PET ứng dụng trong màng bọc thực phẩm, bọc quần áo mới... Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được trong đời sống hằng ngày như: vỏ bọc bánh kẹo (bọc lớn bên ngoài), vỏ bọc quần áo mới... Hoặc bạn sử dụng màng PET nguyên bản bên mình cung cấp sẵn cho bạn luôn.
Màng PET ứng dụng trong thực tế, dễ tìm kiếm |
Lưu ý khi dán: Nếu vết dán có nhiều chỗ cong, bạn cứ cắt từng đoạn nhỏ rồi dán chồng ghép lên nhau, không nên cắt một miếng nhựa vừa cong vừa dài để dán.
Trong trường hợp bạn muốn tiết kiệm, bạn có thể sử dụng luôn màng co bọc vỏ bình cũng được. Nhưng nó sẽ không chắc bằng màng PET.
Vỏ bình nước tinh khiết, dán keo kết hợp màng nhựa PET |
LƯU Ý, KINH NGHIỆM HÀN VỎ BÌNH NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT 20 LÍT
Kỹ thuật hàn vỏ bình nước uống tinh khiết bằng keo dán nhựa PET chuyên dụng rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được phải không bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem thêm những lưu ý cũng như kinh nghiệm của bản thân mình bên dưới, trong quá trình mình hàn vỏ bình, để bạn tránh mắc lỗi khi thao tác dán keo, giúp bạn hàn bình nhựa hiêu quả hơn đấy.
- Để bôi keo lên thành bình bạn có thể dùng một que nhựa, một thanh gỗ, hay bất cứ vật dụng nào bạn thấy thuận tiện mà rẻ tiền. Có thể dùng cọ cũng được, nhưng dùng xong thì bạn phải ngâm cọ bằng xăng. Sau đó phơi cọ thật khô, để xăng bay hơi hoàn toàn rồi mới sử dụng lại. Vì keo của mình kỵ với xăng, nếu trong cọ còn xăng dính vào keo thì sẽ bị hư keo ngay.
- Keo của mình bay hơi khá nhanh, nên sau khi mở nắp lon ra, lấy keo bôi lên bình xong thì nên đậy lại liền. Khi muốn dán bình khác, mở nắp ra lấy keo xong, tiếp tục đậy lại. Bạn cứ làm liên tục như vậy. Mục đích là hạn chế keo tiếp xúc nhiều với không khí, để keo không bị khô. Hoặc nếu muốn dùng bao nhiêu thì chiết ra bấy nhiêu.
- Để hạn chế keo bị chảy: khi bôi keo lên thành bình xong, bạn để vết keo dán trước máy quạt hoặc đầu gió để bề mặt keo se lại. Khi bề mặt keo đã tạm khô rồi thì keo sẽ không bị chảy nữa.
- Bạn nên để keo khô cứng hoàn toàn rồi mới mang bình ra sử dụng, đừng nên vội vàng (khoảng 48 giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào bạn bôi keo dày hay mỏng). Keo càng để lâu bao nhiêu thì càng bám dính chắc bấy nhiêu, phát huy tác dụng dán tốt nhất.
- Nên vệ sinh sạch sẽ bề mặt vỏ bình nước tinh khiết (không dính vết bẩn hay dầu mỡ), để khô ráo rồi mới dán keo lên.
- Nếu vết nứt rộng và dài, hoặc thủng lỗ lớn, có thể xem xét dán keo thêm bên trong vỏ bình nhựa. Nhưng lưu ý là nên ngâm nước khi keo đã khô để sạch hoàn toàn dung môi keo, để không ảnh hưởng chất lượng nước.
VIDEO HƯỚNG DẪN CÁCH DÁN BÌNH NƯỚC TINH KHIẾT
Viết thì dài dòng, nhưng bạn hãy xem 3 video hướng dẫn bên dưới của mình, bạn sẽ hiểu được cách dán ngay ấy mà. Bạn nên theo dõi hết cả 3 video từ đầu tới cuối nhé.
Video 1: Hướng dẫn cách dán keo trong trường hợp nứt nhỏ, dán không cần màng nhựa.
Video 2: Hướng dẫn cách dán 4 trường hợp: vết nứt nhỏ, nứt lớn, lỗ thủng, nứt rộng trên cổ bình.
Video 3: Kiểm tra chất lượng keo dán.
Video 1: Hướng dẫn cách dán keo trong trường hợp nứt nhỏ, dán không cần màng nhựa.
Video 3: Kiểm tra chất lượng keo dán.
LIÊN HỆ MUA KEO DÁN VỎ BÌNH NƯỚC TINH KHIẾT
Có phải bạn đang là chủ cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết, bạn đang rất đau đầu với tình trạng vỏ bình nước sau thời gian sử dụng bị nứt vỡ rất nhiều. Bạn đã sử dụng nhiều loại keo dán khác nhau mà chưa tìm ra loại keo dán bình nước nào hiệu quả nhất.
Bạn đã xem những chia sẻ của mình ở trên, nhưng còn nhiều điều vướng mắc cần được mình giải đáp, tư vấn hay chia sẻ cùng bạn. Hay bạn muốn liên hệ tìm mua keo dán bình nước nhựa PET chuyên dụng, nhưng chưa biết nên mua ở đâu.
Ngay lúc này đây, bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình, để mình sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn của bạn theo các thông tin bên dưới nhé.
Số hotline 1: 0979 801 344 - 0902 644 649 (Long)
Email liên hệ: ThanhLongMarketing@gmail.com
Địa chỉ: 395/1A Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM.
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ BẠN!
Nguyễn Thanh Long thân chào bạn!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét